Vấn đề về tên gọi Trần_Thái_Tông

Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Trần Thái Tông

Các sử gia hiện đại không đồng nhất trong việc xác định tên gọi một số vua Trần trong cổ sử Trung Hoa. Nhà sử học Nhật BảnYamamoto Tatsuro trong bộ An Nam sử nghiên cứu (1950) lập luận rằng, Nhật CảnhQuang Bính đều là tên gọi Trần Thái Tông trong các văn thư ngoại giao, dựa trên các chi tiết trong sử Trung Quốc như:

  • An Nam chí lược: "Qua năm Mậu-Ngọ (1258) Vương [Trần Nhật Cảnh] đổi tên là Quang-Bính, khiến bồi-thần dâng biểu nạp khoản..."
  • Nguyên sử, An Nam truyện: "(Chí Nguyên) năm thứ 14 (1277), Quang Bính mất, người trong nước lập thế tử Nhật Huyên, sai Trung thị đại phu Châu Trọng Ngạn, Trung lượng đại phu Ngô Đức Thiệu đến chầu".[93][117][118] Ghi chép này của Nguyên sử trùng khớp với thời điểm Trần Thái Tông mất (1277), được mô tả trong Đại Việt Sử ký Toàn thư.[117]

Tuy nhiên, sử gia Lê Mạnh Thát, tác giả cuốn Trần Thái Tông toàn tập (2004) lại khẳng định rằng Trần Nhật Cảnh là tên gọi của Thái Tông, còn Quang Bính là tên của Trần Thánh Tông trong văn thư với Mông Cổ; Lê Mạnh Thát viện dẫn các trích đoạn như:

  • Nguyên sử, An Nam chí lược: "Mậu Ngọ năm thứ 8 (1258) tháng 2, Nhật Cảnh truyền nước cho con trưởng là Quang Bính, cải nguyên Thiệu Long".
  • Cũng trong Nguyên sử, An Nam chí lược – Đại Nguyên phụng sứ: "Năm Đinh Tỵ (1257), An Nam bắt đầu thần phục... năm Canh Thân (1260), Quốc vương An Nam Trần Nhật Cảnh sai sứ dâng biểu chúc mừng, cống phương vật. Năm sau, chiếu phong Quang Bính làm An Nam Quốc vương...". Chi tiết này, theo Lê Mạnh Thát, cho thấy sau năm 1258, Thái Tông vẫn dùng tên Nhật Cảnh, và Nhật Cảnh với Quang Bính là hai người khác nhau.
  • An Nam truyện của Nguyên sử, sau khi chép về việc Quang Bính mất (năm 1277), lại ghi thêm việc năm 1278: "An Nam Quốc vương Quang Bính sai sứ dâng biểu đến cống". Lê Mạnh Thát lý giải rằng dữ liệu cho thấy Quang Bính có lẽ còn sống sau năm 1277, và vì vậy đây là Trần Thánh Tông.

Ngoài ra, Lê Mạnh Thát cũng lập luận rằng các hoạt động của Quang Bính ghi lại trong Nguyên sử, An Nam chí lược hoàn toàn trùng khớp với ghi chép về Trần Thánh Tông trong Đại Việt Sử ký Toàn thư.[117]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trần_Thái_Tông http://www.britannica.com/EBchecked/topic/602237 http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12917756f http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12917756f http://www.idref.fr/050637681 http://id.loc.gov/authorities/names/n84077885 http://d-nb.info/gnd/104238372 http://isni-url.oclc.nl/isni/0000000063074526 http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-k... http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-o... http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac...